CẢM NHẬN TRÊN TAY PHIÊN BẢN HOME CENTER 3 FIBARO – FW 5.021.38

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhà thông minh, trong CES 2020 mới đây FIBARO đã cho ra đời một sản phẩm thứ 3 trong bộ gateway với tên gọi là Home Center 3 hay còn gọi tắt là  HC3. Mới đây, mình đã dành cả ngày trải nghiệm thử và xin được chia sẻ với mọi người cảm nhận và đánh giá của riêng mình như sau:

  1. Về ngoại hình: Màu đen mạnh mẽ với kích thước vuông vắn, góc cạnh và nhỏ gọn, kiểu dáng liền mạch với các anten ngầm. Vỏ nhựa bên ngoài được phủ cao su mềm cầm khá êm tay nhưng dự báo sẽ rất bám bụi.

Mình cho rằng FIBARO dự định thiết kế sản phẩm này dùng để bàn, tuy nhiên với kinh nghiệm thi công Nhà thông minh nhiều năm nay thì sản phẩm này phù hợp với ốp tường hoặc trần, như thế sẽ có nhiều tùy biến về không gian phủ sóng Z-Wave của thiết bị hơn, tuy nhiên hiện nay sản phẩm mới chỉ có phiên bản màu đen thì để bàn vẫn là lựa chọn tối ưu hơn cả.

Toàn bộ thiết bị được thiết kế trơn tru, không dùng anten ngoài như các phiên bản HCL, HC2 trước đây. Mặt trước có 8 biểu tượng về tính năng kèm 8 đèn led hiển thị, FIBARO đã rất tinh tế khi cho phép điều chỉnh được độ sáng của các đèn này trong phần cấu hình.

Mặt sau chỉ có 2 nút nhấn Power và Recovery.

Dây cắm cấp nguồn 12V/1A, USB, Lan có thể được đi từ sau vào nếu để bàn hoặc đi từ dưới lên nếu ốp trần, như thế sẽ có rất nhiều tùy biến cho anh em lắp đặt thiết bị.

Về cảm quan mình nhận thấy đây là thiết kế mang tính tối giản, nhưng vẫn toát lên vẻ công nghệ, tuy rằng khi “trên tay” không được chắc chắn vì đây là build nhựa, không phải build kim loại nguyên khối như HC2.

Giao diện app FIBARO trên iPad.

 

Giao diện app FIBARO trên iPhone.

Giao diện app mới (Home Center) FIBARO trên iPhone.

Giao diện kịch bản FIBARO trên iWatch.

  1. Đăng nhập thiết bị: Một điều mình cần phải nói thêm trước khi đăng nhập vào cấu hình bên trong là đối với phiên bản HC3 này, FIBARO đã thiết kế cho phép kết nối bằng cáp mạng lan hoặc wifi, các bạn có thể lựa chọn cho mình cách kết nối phù hợp nhất, tuy nhiên mình cũng khuyên rằng nên kết nối bằng cáp mạng lan sẽ ổn định hơn khi gửi các gói tin qua lại.
    Đây là màn hình đăng nhập ban đầu để vào thiết bị bằng địa chỉ ip của chính HC3, FIBARO có kèm theo một phần mềm nho nhỏ có tên FIBARO FINDER để giúp chúng ta tìm ra ngay địa chỉ ip của gateway trong một nốt nhạc:

Nhiệm vụ còn lại chỉ việc nhập admin/admin.

Nếu ai chưa từng dùng qua gateway của FIBARO thì thấy user và password này quá đơn giản, nhưng xin thưa đây chỉ là giá trị mặc định, khi vào bên trong sẽ phải tạo lại super user, từ đó sẽ tạo thêm các end user để phân quyền chi tiết đến từng thiết bị.

Giao diện dashboard gồm:

  • Một hàng ngang chính bên phải theo trình tự: hiển thị các user nào đang kết nối tới gateway, phiên bản firmware hiện tại, các thông báo, thời tiết của khu vực để HC3, múi giờ, profile, cấu hình tài khoản.
  • Hàng dọc bên trái theo trình tự từ trên xuống: nút home giúp hiển thị toàn bộ thiết bị đang có trong HC3, tra soát lại lịch sử đã làm việc của thiết bị, cấu hình, api, trợ giúp từ FIBARO.
  • Phải nói rằng với việc bố trí lại giao diện như thế này giúp quản lí các danh mục trông gọn hơn và ít chiếm không gian màn hình khi phải cấu hình hay viết kịch bản bằng Lua code.

  1. Phần cấu hình chính:
  • Phần 1 Network: sẽ dễ dàng nhận thấy gateway cho phép 2 kết nối là cáp mạng lan và cả wifi.

Tuy nhiên đa kết nối chưa phải là vấn đề mấu chốt cho bảo mật, vấn đề ở đây FIBARO cho phép bạn chọn lựa kết nối đến gateway là http hay xác thực bảo mật với https có certification đi kèm. Nhưng nếu bạn không cần chứng thực https thì có thể chọn luôn cả 2 là http và https. Như thế cho thấy rằng nếu muốn nâng cao bảo mật cho bộ điều khiển trung tâm, tránh sự xâm nhập trái phép thì việc tạo một chứng thư trên máy muốn đăng nhập để chỉ cho phép duy nhất máy này mới có quyền vào cấu hình thiết bị là điều có thể làm được trong tầm tay.

  • Phần 2 Update: cái này mình không nói thêm vì nó quá đơn giản.
  • Phần 3 Connect gateways: đây chính là điểm mạnh được kế thừa từ gateway HC2, nay cũng xin nói thêm là tính năng này cho phép ghép nối nhiều bộ HC lại với nhau khi bạn phải làm giải pháp cho biệt thự có diện tích lớn. Vì đặc thù thiết bị dùng sóng Z-Wave tuy là mạng lưới mesh nhưng không cho phép đi xuyên qua 4 nút mạng, chính vì điều đó khi có quá nhiều thiết bị hoặc các thiết bị ở cách quá xa nhau (trên 30 – 50m) thì khi đó chúng ta sẽ dùng tới tính năng Connect gateways để mở rộng mạng lưới.
  • Phần 4 Rooms: ở đây cho phép tạo mới, chỉnh sửa, đặt tên, đặt biểu tượng theo bất cứ cách gì hay kiểu gì mà bạn muốn.
  • Phần 5 Devices: đây là mục để thêm mới thiết bị, hoặc xóa bỏ thiết bị ra khỏi HC3. Hiện tại khi tôi đang viết bài này thì FIBARO đang dùng firmwave phiên bản 5.021 trên HC3 này nên chưa có mục BLE, Zigbee…hy vọng trong vài tuần tới khi có phiên bản cập nhật mới chúng ta sẽ có thêm các giao thức trên để làm phong phú thêm các thiết bị có thể làm việc được với bộ trung tâm Nhà thông minh này.
  • Phần 6 General: đây là phần cài đặt tổng quan cho bộ HC3 này, gồm các mục cơ bản như đặt tên để nhận biết thiết bị, chỉnh độ sáng đèn led mặt trước, tùy chọn ngôn ngữ chính cho bộ HC, cài đặt nhiệt độ và gửi cảnh báo, chỉnh vị trí GPS nơi đặt HC3 để từ đó làm kịch bản nhận diện vị trí, cài thời gian…
  • Phần 7 General: trong này lại chia làm 3 mục
  • Users: là nơi quản lý cách thành viên, cấp quyền truy cập và phân quyền sử dụng cho các thiết bị.
  • Installer Access: là phần cải tiến mới của FIBARO, bạn sẽ dùng đến khi cần nhờ một công ty khác đủ khả năng giúp bạn cài đặt thiết bị từ xa, cấu hình hệ thống… Quan trọng là họ có thể cài đặt, chỉnh sửa từ xa nhưng sẽ bị giới hạn một số quyền để tránh ảnh hưởng đến sự riêng tư và bảo mật của bạn.
  • Remote Access: đây cũng là một nút chặn an ninh, tránh việc đăng nhập từ xa hoặc đăng nhập từ cloud của chính nhà sản xuất FIBARO vào thiết bị HC3 của bạn.
  • Phần 8 Alarm: nơi thiết lập thiết bị và kịch bản về các cảnh báo an ninh, an toàn.
  • Phần 9 Climate: nơi thiết lập các vùng điều khiển điều hòa không khí trong Nhà thông minh. Điều này chỉ thực hiện được khi có các cảm biến về môi trường (nhiệt độ, độ ẩm…) và các thiết bị giúp điều khiển ví dụ như hệ thống lạnh CoolMaster net.
  • Phần 10 Garden: mục chuyên biệt cho vấn đề chăm sóc cảnh quan sân vườn như lập lịch tưới cây, bơm nước hồ cá…
  • Phần 11 Scenes: lập kịch bản. Về phần này FIBARO chỉ dùng lại 2 kiểu khi viết kịch bản là dạng Block cho người dùng phổ thông và Lua code cho những kịch bản phức tạp, cần nhiều dữ kiện đan xen vào nhau và viết dạng ngôn ngữ lập trình Lua.

Phần kịch bản này FIBARO đã có thiết kế lại, họ tạo ra hai cột, một bên là điều kiện Cần, một bên là điều kiện Thực thi. Kịch bản khi viết xong cho phép chạy thử ngay và phải đúng mới cho phép Save lại. Ngoài ra trong quá trình viết Lua, FIBARO đã bổ sung vào HC3 thư viện lập trình nên sẽ luôn có các dòng code gợi ý.

Phần 12 Profile: đây là một cải tiến mới cho lần ra mắt HC3 này, mục này giúp bạn quy hoạch lại các đề mục theo nhu cầu sử dụng trong Nhà thông minh. Nói đơn giản là khi bạn có nhiều thiết bị cần quản lý thì quy hoạch theo đề mục như vậy sẽ dễ dàng chuyển đổi chúng theo đúng mục đích cần sử dụng. Tuy nhiên cấu hình này chỉ có ý nghĩa khi bạn sử dụng App mới (Home Center) của FIBARO mà thôi.

 

  • Phần 13 VoiP: nếu bạn muốn có giải pháp liên lạc nội bộ bằng âm thanh kèm cả video thì HC3 đã tích hợp sẵn một VoIP gateway. Chức năng này được tích hợp sẵn và không cần cài đặt bất cứ thứ gì trên bộ điều khiển.

Ví dụ như danh sách dưới của những người đang dùng VoIP, bạn có thể thực hiện các cuộc gọi trong phạm vi nội mạng chỉ bằng điện thoại thông minh, ipad… của mình.

  • Phần 14 Backup: dự phòng mọi rủi ro cũng là cách nâng cao tính ổn định mà hệ thống Nhà thông minh cần phải có, FIBARO cho bạn 2 kiểu backup toàn bộ dữ liệu của HC với 50M trên cloud của họ, và một đường backup song song khác thông qua usb để tự lưu giữ trong local. Như thế nếu tình huống xấu nhất xảy ra là hư HC, bạn chỉ mất tầm 10 phút để có thể khôi phục lại toàn bộ hệ thống lên một bộ HC khác.

Tương tựa như thế nếu bạn đang sở hữu một bộ HCL, HC2 mà muốn nâng cấp lên HC3 thì cũng sẽ dựa vào tính năng Backup này để chuyển toàn bộ dữ liệu từ HC cũ lên HC mới hơn.

  • Phần 15 Diagnostics: nơi thể hiện cấu hình và trạng thái của HC cho những ai muốn biết được thiết bị của mình đang vận hành như thế nào.
  • Phần 16 Z-Wave: nơi này chủ yếu giúp các kỹ thuật viên sử dụng trong quá trình bảo trì hay chuẩn đoán mạng lưới sóng Z-Wave, hy vọng sắp tới sẽ còn thêm các tab về BLE, Zigbee…trong firmware tới.

Lời kết:

  1. Cuối cùng, theo những gì mình trải nghiệm và đánh giá thì điều làm mình ấn tượng nhất chính là cải tiến anten ngầm nhưng khả năng phủ sóng không dây Z-Wave tăng thêm 30% – 40% so với phiên bản HC2, điều đó cho thấy rằng Z-Wave 500 series trên HC3 cho kết quả tốt hơn. Ngoài ra, khi tham chiếu thực tế giữa 2 bộ HC2 và HC3, mình đã đặt cả 2 cùng một nơi ở tầng trệt và sử dụng một ổ cắm ở lầu 2 (cách 2 sàn bêtông và không có thiết bị tăng sóng ở giữa lầu 1) thì thiết bị vẫn được điều khiển rất tốt trên HC3, điều này HC2 chưa đạt được. Như vậy khả năng phủ sóng của HC3 đúng như FIBARO đã công bố là tăng thêm 30-40%.
  2. Mình đã test chạy HC3 liên tục 24h và nhiệt độ bên dưới khi sờ tay vào chênh lệch không đáng kể. Đối với HC2 dùng build kim loại, nhiệt độ bên ngoài vỏ có thể lên đến 40 – 45oC
  3. Cấu hình phần cứng HC3 cho các bạn tham khảo:

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.